BIỆN CHỨNG PHÁP LÀ GÌ?
700.000 ₫
» Mua Sách Tại Những Trang Thương Mại Điện Tử Uy Tín:
So sánh giá: Xem giá Fahasa Xem giá Shopee Xem giá Tiki Xem giá LAZADA
Ấn phẩm Biện chứng pháp là gì? của tác giả Trần Thái Đỉnh, sách do nhà xuất bản Trí Đăng ấn hành lần thứ ba năm 1974. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 196 trang, ruột đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn.
Chúng ta có thể định nghĩa biện chứng pháp với J.Wahl: Biện chứng pháp là con đường đưa tới thực tại, chứ nó không phải là tất cả thực tại. Đàng khác, nới chữ dialectique có ý chỉ một dia, nghĩa là vượt qua cho nên biện chứng pháp là đường đi, chứ không phải là khởi điểm và cũng không phải là chỗ đến. (J.Wahl, Sd.tr. 696-697). Chữ dialectique của Pháp do phiên âm chữ dialektikè của Hy Lạp, và chữ này thành bởi hai chữ: dia, nghĩa là cả hai, xuyên qua; và legein, nói. Như vậy biện chứng pháp là đi từ đầu đến cuối đường, từ chỗ u minh tới chỗ sáng sủa, từ chỗ nghi hoặc đến chỗ phân minh: nó chính là con đường dẫn chúng ta đi tới như vậy. Đi tới luôn, không bao giờ dừng lại, bởi vì nó có ba nhịp. Nhịp đầu là chính đề (khi hai chân còn liền với đất), nhịp hai là phản đề (khi chân đã lìa đất), và nhịp ba là tổng đề (khi chân lại đặt trên đất, nói một chỗ xa hơn trước). Rồi nhịp ba này tức khắc trở thành nhịp một cho một vận động khác tiếp theo.
Trên con đường biện chứng pháp, chính đề là nhận thức đầu tiên, phản đề là nhận thức kế tiếp và chống lại nhận thức trước: do sự cọ xát của hai nhận thức tương phản này mà sinh ra nhận thức thứ ba, vừa phủ nhận hai nhận thức trên đây, vừa giữ lại những gì là tích cực của hai nhận thức đó. Cho nên từ chính đề đến tổng đề, ta đã tiến một bước thực sự: phản đề là phương tiện của sự tiến bộ này, cho nên phản đề (cũng gọi là hủy thể) được coi là xương sống của biện chứng pháp. Nhưng tri thức không dừng lại nơi tổng đề: thoạt khi đạt được tổng đề, thì một thắc mắc mới liền nảy ra, một phản đề mới liền xuất hiện, thế là chuyển động biện chứng lại tiếp tục cất bước.
Ngày nay, hễ nghe nói biện chứng pháp, tự nhiên ai cũng nghĩ tới duy linh biện chứng pháp của Hegel và duy vật biện chứng pháp của Karl Marx. Những cuộc tranh luận sôi nổi gần đây đều là những cuộc tranh biện giữa những người theo thuyết Hegel như Sartre và Hyppolite, với những người theo thuyết của Marx như Garaudy và Vigier. Cho nên Duy tâm biện chứng và Duy vật biện chứng sẽ là hai chương quan trọng của tập sách này. Nhưng để gọi là gắng đi tới ngọn nguồn, chúng ta sẽ tìm hiểu biện chứng pháp của Platon ngày xưa, và những chiều hướng biện chứng pháp ngày nay với các triết gia như Sartre, Gurvich và Lévi-Strauss.
User Reviews
Be the first to review “BIỆN CHỨNG PHÁP LÀ GÌ?”
Vendor Information
- 4.78 rating from 120 reviews
General Enquiries
There are no enquiries yet.
There are no reviews yet.